Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Theo kiến thức y khoa, bệnh thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu ôxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.

  1. Bệnh thiếu máu bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu, có thể liệt kê:

1 là, thiếu máu do mất máu nhiều

Có 2 trường hợp có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu

  • Thiếu máu cấp tính: xảy ra sau những chấn thương, chảy máu dạ dày – tá tràng, sau phẫu thuật….
  •  Thiếu máu mãn tính có thể do giun móc, bệnh trĩ gây chảy máu thường xuyên…Cả 2 nguyên nhân này đều khiến cơ thể bị mất máu, nếu kéo dài có thể gây thiếu máu rất nguy hiểm.

2 là, thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu

Nếu cơ thể thiếu các chất cần thiết cho quá trình tạo máu như: sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein, nội tiết,…sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu ( hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng)

3 là, thiếu máu do rối loạn tạo máu

Những biến cố sức khỏe nghiêm trọn như: suy nhược tủy xương, loạn sản tủy xương, tủy xương bị lấn át, chèn ép (do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương) sẽ gây rối loạn tạo máu, gây thiếu máu.

4 là, thiếu máu do huyết tan

Những nguyên nhân gây thiếu máu do huyết tan phải kể đến như: những nguyên nhân tại hồng cầu: do bất thường cấu trúc màng hồng cầu, thiếu hụt men, rối loạn huyết sắc tố. hoặc những nguyên nhân ngoài hồng cầu như: miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng,…

Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà các bác sĩ có thể đưa ra cách điều trị khác nhau đối với các bệnh nhân bị thiếu máu.

2. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?

Người bị thiếu máu sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng  

Nếu cơ thể bạn bị thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể mệt mỏi đến nổi không thể hoàn thành công việc. Thậm chí, bạn có thể kiệt sức khi làm việc hoặc vui chơi.

Người bị thiếu máu sẽ thường xuyên cảm thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức làm một việc gì đó. Nếu thiếu máu nhiều và kéo dài, bạn có thường xuyên bị ngất lịm ngay cả khi không lao động hay vui chơi gì.

Thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tim

Thiếu máu là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề về tim mạch. Vì khi cơ thể thiếu máu, tim sẽ phải đập nhanh và có thể có tiếng thổi tâm thu thiếu máu, hoặc tim đập không đều hay còn gọi là rối loạn nhịp tim. Khi đó tim sẽ phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu lúc này.

 Nhấn mạnh rằng: nếu thiếu máu lâu mà không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến suy tim, rất nguy hiểm.

Thiếu máu gây tổn thương thần kinh

Khi cơ thể thiếu máu sẽ thiếu vitamin B12. Điều này là nguyên nhân gây nên một loạt các tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.

Vì vitamin B12 là một loại chất rất quan trọng đối với cơ thể trong việc sản xuất tế bào máu khỏe mạnh. Nó còn giúp chức năng của hệ thần kinh trở nên vững vàng hơn.

Bệnh nhân bị thiếu máu có thể có những dấu hiệu thường xuyên như: nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay. Đặc biệt nếu bị thiếu máu cơ tim có thể khiến người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim.

Thiếu máu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Người bị thiếu máu có thể cảm thấy chán ăn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Thiếu máu có thể gây sảy thai, đẻ non ở phụ nữ mang thai

Nếu thai phụ mắc bệnh thiếu máu thì nguy cơ bị sảy thai, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng thấp là rất cao. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản,…

Có thể nói rằng, tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm. Dù là bất kỳ đối tượng nào, thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và những biến chứng thật sự nguy hiểm cho sức khỏe, kể cả tính mạng của chúng ta.

Do vậy, để có sức khỏe tốt, việc phòng ngừa bệnh thiếu máu là rất cần thiết. Bằng cách cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng việc sử dụng sản phẩm Nước Diệp Lục – Klink

Với thành phần được chiết xuất từ cỏ Linh lăng, là 1 loại cỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, với hàm lượng các chất diệp lục cao gấp 4 lần các loại thực vật khác, sản phẩm Nước Diệp Lục – Klink có khả năng tăng lượng máu cho cơ thể, tăng số tế bào hồng cầu, làm các tế bào mạnh thêm và rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe chúng ta.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về sản phẩm tại đây:

http://muasamtructuyenaz.vn/nuoc-diep-luc-klink-ho-tro-tao-bon-thanh-loc-va-giai-doc-co-the-250689.html
 

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)